5 cách để giảm cân nặng của bạn bằng Dứa

giảm cân

Dứa không chỉ là một loại trái cây nhiệt đới thơm ngon mà còn có một số lợi ích về sức khỏe. Nhiều người cho rằng dứa ít calo nên rất lý tưởng cho việc giảm cân, vậy dứa thực sự có tác dụng giảm cân không?

Dứa là một loại trái cây nhiệt đới thơm ngon, giàu vitamin và khoáng chất, đồng thời chứa ít calo và chất béo. Do đó, dứa có thể trở thành một món ăn nhẹ bổ dưỡng và hỗ trợ giảm cân hiệu quả nếu bạn biết cách sử dụng đúng. Vậy, nên ăn dứa thế nào để giảm cân?

Hàm lượng calo trong dứa thấp nhưng lại có hàm lượng chất dinh dưỡng ấn tượng. Chỉ 1 cốc (165g) dứa đã chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng:

1. Thành phần dinh dưỡng của Dứa

  • Lượng calo: 82,5 kcal
  • Chất béo: 0,198g
  • Chất đạm: 0,891g
  • Carb: 21,6g
  • Chất sơ : 2,31g
  • Vitamin C: 78,9mg
  • Manga: 109% DV (giá trị dinh dưỡng hàng ngày) đối với phụ nữ và 66% DV đối với nam giới
  • Vitamin B6: 0,185mg, 11% DV
  • Kali: 180 mg, 4% DV
  • Magie: 19,8mg, 5% DV
  • Niacin: 0,825mg, 5% DV
Dứa, Giản cân

Dứa cũng chứa một lượng nhỏ phốt pho, kẽm, canxi, vitamin A và K

2. Lợi ích sức khỏe khi ăn Dứa

Dứa là loại trái cây nhiệt đới thơm ngon, chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất có lợi cho sức khỏe. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe khi ăn dứa:

  1. Tăng cường hệ miễn dịch: Dứa chứa nhiều vitamin C, đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch, Vitamin C còn giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Ngoài ra, dứa còn chứa bromelain, một loại enzyme có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do.
  2. Hỗ trợ tiêu hóa: Dứa chứa bromelain, enzyme này giúp phân hủy protein và cải thiện tiêu hóa. Bromelain cũng có thể giúp giảm các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi và ợ nóng, hơn nữa Dứa còn chứa chất xơ, giúp thúc đẩy nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón.
  3. Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư: Dứa chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, như vitamin C, mangan và beta-carotene, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do. Gốc tự do có thể làm hỏng tế bào và dẫn đến ung thư và một số nghiên cứu còn cho thấy bromelain trong dứa có thể giúp tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn ngừa sự phát triển của ung thư.
  4. Tốt cho sức khỏe tim mạch: Dứa chứa kali, giúp điều hòa huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Dứa cũng chứa chất xơ, giúp giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL).
  5. Hỗ trợ giảm cân: Dứa chứa ít calo và nhiều chất xơ, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và ăn ít hơn. Chất xơ trong dứa cũng có thể giúp tăng cường trao đổi chất và đốt cháy calo hiệu quả hơn.
  6. Tốt cho da và tóc: Vitamin C trong dứa giúp sản xuất collagen, giúp da đàn hồi và khỏe mạnh. Dứa cũng chứa vitamin A, giúp da mịn màng và sáng khỏe. Và bromelain trong dứa có thể giúp giảm viêm da và mụn trứng cá.
  7. Giúp xương chắc khỏe: Dứa chứa mangan, giúp tăng mật độ xương và ngăn ngừa loãng xương. Vitamin C trong dứa cũng giúp thúc đẩy quá trình sản xuất collagen, giúp xương chắc khỏe.
  8. Tăng cường sức khỏe mắt: Dứa chứa beta-carotene, tiền chất của vitamin A, giúp cải thiện thị lực và giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
  9. Giúp giảm đau khớp: Bromelain trong dứa có đặc tính chống viêm, giúp giảm đau khớp và sưng tấy. Dứa cũng chứa vitamin C, giúp tăng cường sản xuất collagen, giúp bôi trơn khớp và giảm đau.
  10. Tăng cường sức khỏe não bộ: Dứa chứa mangan, giúp cải thiện chức năng não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Dứa cũng chứa vitamin C, giúp bảo vệ não khỏi tác hại của các gốc tự do.

3. Ăn dứa có giảm cân không.

Ăn giữa có giảm cân không? Câu trả lời là có, bởi những lý do sau đây:

  • Dứa là một loại trái cây có hàm lượng calo và carbs (carbohydrate – tạm dịch là chất bột) thấp. Trong 100 gram dứa tươi chứa khoảng 60-70 calo và 15-16 gram carbs, trong đó có hầu hết là đường tự nhiên. Điều này làm cho dứa trở thành một lựa chọn tốt cho những người đang ăn kiêng hoặc muốn giảm cân.
  • Dứa giúp tiêu hóa tốt hơn: Dứa chứa các enzym và dưỡng chất có tác dụng làm sạch ruột và giảm đầy hơi. Nghiên cứu chỉ ra, chất bromelain – một enzym tự nhiên có trong dứa, có khả năng giúp tiêu hóa protein và có tác dụng chống viêm (viêm sẽ làm cho hormone kiểm soát cân nặng leptin hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến tăng cân). Ngoài ra, bromelain cũng có thể hỗ trợ hấp thụ chất dinh dưỡng và làm chậm quá trình bài tiết, giúp ức chế và hạn chế cảm giác thèm ăn trong thời gian dài.
  • Dứa đem lại cảm giác no lâu: Thành phần dứa rất giàu các loại vitamin, khoáng chất, chất xơ, hàm lượng nước cao giúp bạn có cảm giác no lâu, tránh việc nạp quá nhiều thức ăn vào cơ thể. Và lượng calo trong dứa cũng thấp nên được sử dụng để thay thế hiệu quả cho các thực phẩm có calo cao.

Thêm vào đó, một nghiên cứu năm 2018 đã chỉ ra rằng nước ép dứa có thể giúp giảm sự hình thành chất béo. Đồng thời, nước ép dứa cũng cho thấy hiệu quả tăng nhanh quá trình phân hủy chất béo.

4. Nên ăn dứa thế nào để giảm cân?

1. Ăn dứa tươi:

Dứa tươi có nhiều vitamin C và enzyme bromelain hơn dứa đóng hộp hay sấy khô. Đồng thời ăn dứa tươi cũng là cách để bạn tận dụng tối đa lượng chất xơ có trong dứa.

giảm cân, dứa

Đây là cách đơn giản và phổ biến nhất để thưởng thức dứa. Bạn có thể gọt vỏ, cắt dứa thành miếng nhỏ và ăn trực tiếp hoặc thêm vào salad, sinh tố hoặc sữa chua. Bạn cũng có thế thêm dứa vào các món ăn, Dứa sẽ giúp tăng thêm hương vị cho món ăn và cung cấp thêm vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể.

Nên chọn dứa chín tới để có vị ngọt và nhiều dưỡng chất nhất.

2. Uống nước ép dứa:

giảm cân, dứa

Nước ép dứa rất tốt cho việc giảm cân

Nước ép dứa là một thức uống giải khát tuyệt vời và cũng có thể giúp bạn giảm cân.

Uống một ly nước ép dứa trước bữa ăn có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và ăn ít hơn. Và bạn nên tự làm nước ép dứa tại nhà để đảm bảo chất lượng và vệ sinh.

3. Ăn dứa sấy khô:

Dứa sấy khô là một món ăn nhẹ tiện lợi và dễ mang theo bên mình, nó cũng như một món ăn thay thế các món ăn vặt nhiều calo để giúp bạn thoả mãn cơn thèm ngọt. Chất xơ trong dứa có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giúp ăn ít hơn vì giảm cảm giác đói.

giảm cân, dứa

Dứa sấy khô còn có thể dùng để pha trà, tăng thêm mùi vị

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng dứa sấy khô có thể chứa nhiều đường hơn dứa tươi. Do đó, bạn nên ăn dứa sấy khô với lượng vừa phải.

4. Thời điểm tốt nhất để ăn dứa:

Trái cây được tiêu thụ tốt nhất một giờ trước hoặc hai giờ sau bữa ăn. Nó sẽ hỗ trợ hấp thụ các chất dinh dưỡng. Dứa được tiêu thụ tốt nhất như một bữa ăn nhẹ giữa các bữa ăn để giảm cân. Nên ăn dứa với lượng vừa phải, khoảng 100-200g mỗi ngày. Ăn quá nhiều dứa có thể gây ra một số tác hại như đầy hơi, tiêu chảy.

Thời điểm tốt nhất để ăn dứa là sau bữa sáng. Hãy nhớ đừng ăn dứa khi bụng đói vì nó có thể khiến bạn buồn nôn, khó chịu. Không nên ăn dứa vào buổi tối vì dứa là thực phẩm chứa nhiều nước, có tác dụng lợi tiểu. Nếu sử dụng vào ban đêm có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ngoài ra, nếu uống nước ép dứa vào buổi tối còn làm tăng gánh nặng cho gan và thận.

5. Làm thức uống detox :

Detox giảm cân bằng dứa cũng là phương pháp giảm cân được nhiều bạn trẻ áp dụng. Đây cũng là cách giảm cân rất đơn giản và dễ thực hiện. Bạn chỉ cần gọt bỏ mắt của quả dứa, sau đó cắt thành từng miếng nhỏ rồi cho dưa chuột, táo, bạc hà vào cùng. Cho tất cả vào bình, đổ nước lọc vào là bạn đã có món nước detox giảm cân. Bạn nên đặt chai này vào tủ lạnh trong 20 phút trước khi uống. Sử dụng nước detox dứa thường xuyên sẽ giúp thanh lọc cơ thể, vòng eo, bụng thon gọn, da dẻ trắng sáng và giảm cân rõ rệt.

Chế độ ăn giảm cân có dứa cần phải kết hợp dứa với các thực phẩm bổ sung protein và chất béo lành mạnh, cắt giảm carb, đặc biệt là carbs tinh chế. Bạn có thể dùng kết hợp với các loại trà giảm cân thay cho các loại nước ngọt để tăng hiệu quả giảm cân mà lại an toàn với sức khoẻ.

5. Lưu ý khi ăn dứa giảm cân.

Mặc dù dứa có nhiều lợi ích nhưng nếu ăn dứa sai cách, bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm. Để bảo vệ sức khỏe khi giảm cân bằng dứa, bạn cần lưu ý những điểm sau:

  • Chọn dứa chín và tươi

Ăn hoặc uống nước dứa chưa chín có thể gây đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa và khó thở. Để sơ chế dứa đúng cách, bạn cần gọt bỏ hết vỏ, cắt bỏ hết mắt và thái miếng. Đặc biệt không nên ăn dứa bị dập, nát vì dứa là loại trái cây mọc sát đất vỏ lại xù xì nên quả là nơi cư trú của nấm. Khi dứa bị dập nát, dịch bào thấm ra, nấm sẽ phát triển, xâm nhập sâu vào trong quả, gây ngộ độc cho người ăn. Các triệu chứng ngộ độc thường thấy là mệt mỏi, khó chịu, ngứa ngáy, nổi mề đay.

  • Không ăn dứa khi bụng đói

Tuy dứa là loại trái cây nhiệt đới thơm ngon, bổ dưỡng và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không nên ăn dứa khi bụng đói vì có thể gây ra một số tác hại cho sức khỏe như kích ứng dạ dày vì Dứa chứa bromelain, một loại enzyme có tác dụng phân hủy protein. Khi ăn dứa khi bụng đói, bromelain có thể tấn công lớp niêm mạc dạ dày, gây ra tình trạng kích ứng, dẫn đến các triệu chứng như đau bụng, ợ nóng, khó tiêu, buồn nôn.

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa do dứa có tính axit cao, khi ăn khi bụng đói, axit trong dứa có thể kích thích dạ dày tiết ra nhiều dịch vị hơn bình thường, dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó tiêu, thậm chí là trào ngược axit.

Ảnh hưởng đến hiệu quả giảm cân, nhiều người lựa chọn ăn dứa để hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, ăn dứa khi bụng đói có thể khiến bạn cảm thấy thèm ăn hơn, dẫn đến việc ăn nhiều hơn so với bình thường, đi ngược lại mục tiêu giảm cân.

  • Gây hạ đường huyết

Dứa chứa nhiều đường tự nhiên, khi ăn khi bụng đói, lượng đường này có thể được hấp thu nhanh chóng vào máu, gây tăng đột ngột lượng đường huyết.

Đối với những người bị tiểu đường, việc ăn dứa khi bụng đói có thể dẫn đến tình trạng hạ đường huyết nguy hiểm.

  • Ăn dứa điều độ với lượng vừa phải

Khi áp dụng thực đơn giảm cân bằng dứa, bạn không nên vội vàng hay ăn quá nhiều vì có thể dẫn đến mẩn ngứa, nổi mề đay, sưng môi, lưỡi và má, thậm chí có nguy cơ bị băng huyết, rong kinh.

  • Những trường hợp không nên ăn dứa

1. Người có vấn đề về tiêu hóa:

Dứa chứa bromelain, enzyme có thể kích thích dạ dày tiết ra nhiều dịch vị hơn bình thường, dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó tiêu, thậm chí là trào ngược axit.

Do đó, những người có vấn đề về tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tá tràng, hội chứng ruột kích thích không nên ăn dứa để tránh làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

2. Người dị ứng với bromelain:

Bromelain là enzyme có thể gây dị ứng ở một số người.

Các triệu chứng dị ứng bromelain có thể bao gồm phát ban, ngứa ngáy, sưng tấy, khó thở.

Nếu bạn nghi ngờ mình bị dị ứng bromelain, hãy tránh ăn dứa và tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

3. Người bệnh tiểu đường:

Dứa chứa nhiều đường tự nhiên, khi ăn có thể gây tăng đột ngột lượng đường huyết.

Đối với những người bị tiểu đường, việc ăn dứa có thể làm mất kiểm soát lượng đường huyết, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Do đó, người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn dứa và theo dõi lượng đường huyết cẩn thận sau khi ăn.

4. Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú:

Chưa có đủ nghiên cứu về tác động của dứa đối với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.

Do đó, để đảm bảo an toàn, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn dứa.

5. Người đang sử dụng một số loại thuốc:

Dứa có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc giảm đau, thuốc hạ huyết áp. Do đó, nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn dứa.

Để không phải lo lắng về những tác dụng phụ không mong muốn, bạn nên cân nhắc sức khỏe của mình trước khi áp dụng thực đơn ăn kiêng với dứa. Bạn đừng quên tập thể dục khoảng 30 đến 45 phút mỗi ngày để liệu trình giảm cân đạt hiệu quả như mong muốn. Bạn cũng tránh lạm dụng dứa khi đang muốn giảm cân nhanh, vì dứa cũng có thể là loại quả tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe nếu ăn không đúng cách!

Xem thêm video đang được quan tâm

Các cách giảm cân từ dứa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *